Qua hậu kiểm 28 cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực trang thiết bị y tế đã được cấp đăng ký trực tuyến thì đã phải rút giấy phép tới 27 cơ sở, chỉ có 1 cơ sở đạt và tiếp tục giữ công bố.

Ngày 12/7, tại buổi đối thoại giữa Sở Y tế Hà Nội với hơn 90 doanh nghiệp về thủ tục hành chính và giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực

trang thiết bị y tế

 (TTBYT) thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung cho biết, hiện TP có hơn 4.000 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, lưu thông trang thiết bị y tế, thuộc diện lớn nhất cả nước.

Báo cáo kết quả thực hiện Nghị định 36 của Chính phủ về việc quản lý TTBYT 6 tháng đầu năm 2017 cho thấy hiện Sở Y tế Hà Nội đã triển khai thực hiện được 3 thủ tục hành chính thuộc nhóm dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.


Hiện TP Hà Nội có hơn 4.000 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, lưu thông trang thiết bị y tế. Ảnh minh hoạ

Hiện TP Hà Nội có hơn 4.000 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, lưu thông trang thiết bị y tế. Ảnh minh hoạ

Tính đến 7/7, Sở đã tiếp nhận 816 hồ sơ trực tuyến, thực hiện tiếp nhận công bố cho 611 hồ sơ, bằng gần 1/3 tổng số hồ sơ cấp được trên cả nước. Thời gian giải quyết thủ tục hành chính là 3 ngày kể từ khi Sở Y tế nhận được thông báo xác nhận phí từ Kho bạc nhà nước TP Hà Nội theo quy trình. Tuy nhiên, qua hậu kiểm 28 cơ sở thì đã phải rút giấy phép tới 27 cơ sở, chỉ có 1 cơ sở đạt và tiếp tục giữ công bố. Tới đây, Sở sẽ tăng cường hậu kiểm và thanh tra.

Đánh giá số lượng cơ sở nộp hồ sơ xin cấp công bố qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 còn ít, các đại biểu tại buổi đối thoại đã chỉ ra một số khó khăn tồn tại như: Doanh nghiệp chưa nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về Nghị định số 36 nên hồ sơ còn sơ sài, thiếu các tài liệu chứng minh đảm bảo các điều kiện theo quy định. Hệ thống phần mềm trực tuyến chỉ có chức năng tìm kiếm cơ bản, chưa có chức năng tìm kiếm nâng cao để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và quản lý…

Một trong những nội dung được nhiều doanh nghiệp hỏi nhiều tại buổi đối thoại là gặp vướng mắc công bố thủ tục mua bán, trong đó có việc cấp công bố bổ sung. Đơn cử, một doanh nghiệp công bố 8 sản phẩm, thời gian ngắn sau muốn công bố thêm 2 sản phẩm nữa phải làm công bố lại; Hoặc công ty có thay đổi nhân sự trong khi các kho hàng, điều kiện bảo quản vẫn giữ nguyên nhưng vẫn phải bổ sung, đăng ký lại…

Trả lời về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế (Bộ Y tế) nhấn mạnh, mục tiêu về mặt quản lý nhà nước với TTBYT là quản lý về đối tượng và mặt hàng nên khi công ty có thay đổi thì đương nhiên phải cập nhật đăng ký lại.

Tất nhiên việc đăng ký lại sẽ khiến doanh nghiệp tốn kém hơn nhưng trách nhiệm của doanh nghiệp là phải có kế hoạch kinh doanh đảm bảo lợi ích cao nhất của mình chứ không phải kinh doanh kiểu “quăng chài”, tức nay đăng ký kinh doanh sản phẩm này nhưng thấy có sản phẩm khác hay hay thì lại xin đăng ký kinh doanh tiếp rồi kêu cơ quan quản lý không tạo điều kiện.

Các tin khác

 Những thiết bị chăm sóc sức khỏe nào nên có trong nhà?

Những thiết bị chăm sóc sức khỏe nào nên có trong nhà?

Những thiết bị chăm sóc sức khỏe được dùng tại nhà đã trở nên phổ biến và vì thế nhiều người cảm thấy băn khoăn không biết nên chọn thiết bị nào cho gia đình mình. Dưới đây là một số gợi ý về những thiết bị chăm sóc sức khỏe nên có trong nhà bạn. Máy đo đường huyết

Chi tiết
Cả nước chỉ có 52 phòng xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế

Cả nước chỉ có 52 phòng xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế

Bộ Y tế đang xây dựng lộ trình liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm lẫn nhau giữa các bệnh viện nhằm từng bước nâng cao chất lượng xét nghiệm y tế, bảo đảm kết quả xét nghiệm chính xác, kịp thời, chuẩn hóa, làm cơ sở cho việc liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm giữa các cơ sở khám bện

Chi tiết
icon zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0907226825